Vì vậy bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận cơ thể nào, bao gồm cả nướu răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng nha chu là không thể tránh khỏi. https://nhakhoakim.com/bang-gia-nha-khoa-rhm-tong-quat-nha-khoa-kim.html
Vậy bệnh nha chu là gì?
Bệnh nha chu là tình trạng yếu đi của phần xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nếu bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng rụng răng. Bệnh nhân tiểu đường thường dễ bị bệnh nha chu bởi vì họ ít có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng nói chung.
Bệnh tiến triển như thế nào?
Bệnh tiểu đường khiến các mạch máu dần đông lại, dẫn đến việc các chất dinh dưỡng và máu lưu thông kém đi. Tình trạng này khiến vùng xương bao quanh răng và nướu răng yếu dần, răng dễ bị nhiễm trùng hơn. Bệnh tiểu đường cũng làm lượng đường trong nước bọt, nguồn thực phẩm chính của vi khuẩn có hại trong miệng tăng cao. Dẫn đến việc răng của người mắc bệnh sẽ dễ tích tụ các mảng bám, bị viêm nướu răng và dần tiến triển thành bệnh nha chu.
Có phải tôi có các triệu chứng của bệnh nha chu hay không?
Bạn nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, hãy nhìn vào các triệu chứng phổ biến sau đây:
- Chảy máu nướu răng
- Nướu răng sưng tấy
- Răng lung lay
- Mủ giữa răng và nướu răng
- Hôi miệng thường xuyên
Những nguyên nhân khác gây nên bệnh nha chu là gì?
- Hút thuốc thường xuyên
- Vệ sinh răng miệng kém
- Nhiễm vi rút
- Một số loại thuốc
- Một tình trạng bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch
Tôi có thể làm gì để phòng ngừa bệnh nha chu?
Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên là vô cùng quan trọng. Đánh răng hai lần, sử dụng chỉ nha khoa, vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ vệ sinh lưỡi mỗi ngày. Và đừng quên súc miệng bằng nước súc miệng.
Ngoài ra, bạn hãy cố gắng bỏ thói quen hút thuốc. Dưới sự giám sát của bác sĩ bạn sẽ dễ dàng cân bằng lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường cũng như các bệnh về nướu răng. https://nhakhoakim.com/nha-khoa-kim-co-tot-khong.html